28 vị trí trong tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?

vi tri trong to chuc su kien 1

Tổ chức sự kiện ngày càng hot và dần trở thành xu hướng trong những năm gần đây và nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng được nâng cao. Vậy thì những người làm sự kiện có những vị trí làm việc như thế nào? Hãy cùng Bsg Event tìm hiểu 28 vị trí trong tổ chức sự kiện tiếng anh là gì? trong bài viết dưới đây.

Event coordinator – Điều phối sự kiện – vị trí trong tổ chức sự kiện28 vị trí trong tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?

Điều phối sự kiện là người điều hành toàn bộ chương trình sự kiện, là người quản lý chúng tất cả công việc của một chương trình sự kiện. Điều phối viên tổ chức sự kiện là người quản lý tất cả các khía cạnh của sự kiện từ tính toán và chuẩn bị kinh phí cho sự kiện, lựa chọn địa điểm tổ chức thích hợp, sắp xếp lên kế hoạch các hoạt động diễn ra trong sự kiện cho đến lựa chọn thiết bị âm thanh ánh sáng, các phương tiện giải trí, lựa chọn nhà cung cấp thiết bị đến việc sắp xếp chỗ ở cho những người tham dự và khách mời của sự kiện.

Các điều phối viên tổ chức sự kiện thường làm việc như một freelancer hay một vài người làm việc như một nhân viên chính thức của tổ chức hay công ty và những người khác thì làm việc như một cố vấn cho chương trình. Tất cả các loại sự kiện từ đơn giản như đám cưới, chuyến đi team building cho công ty, tổ chức lễ khánh thành đến phức tạp như sự kiện âm nhạc, thời trang tầm cỡ quốc gia … đều cần đến sự tham gia của người điều phối viên tổ chức sự kiện.

Là một người điều hành toàn bộ chương trình sự kiện đòi hỏi ở người điều phối viên này là người có thể chịu được áp lực công việc cao, khả năng bao quát công việc tốt, kỹ năng điều hành, giao tiếp, đàm phán, logic,… và cần nhiều yếu tố khác, là công việc không hề đơn giản và dễ làm.

Event planner – Lên kế hoạch tổ chức sự kiện

Lên kế hoạch tổ chức sự kiện là người có khả năng khái quát, bao quát được tất cả những gì sẽ diễn ra sự kiện. Người lên kế hoạch tổ chức sự kiện có vai trò sống còn trong một êkip bởi họ phải đảm nhiệm một loạt các nhiệm vụ quan trọng như lựa chọn địa điểm, logistic, catering và có trách nhiệm làm việc với các bộ phận tài chính, đảm bảo chương trình có được hiệu quả mong muốn trong mức ngân sách cho phép.

Lên kế hoạch tổ chức sự kiện một bản thiết kế những nội dung, công việc của sự kiện (từ khâu chuẩn bị cho đến khi kết thúc sự kiện), được sắp xếp có khoa học theo một trình tự nhất định về thời gian.

Client Service Event Manager – Quản lý dịch vụ khách hàng

Đây cũng là một vị trí cấp cao và mang nhiều trọng trách trong êkip tổ chức sự kiện. Họ phải vô cùng chuyên nghiệp, lịch thiệp và có những kỹ năng con người cực tốt để giải quyết công việc hiệu quả

Event Manager – Quản lý sự kiện28 vị trí trong tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?

Quản lý sự kiện phối hợp làm việc rất chặt chẽ với người điều hành sự kiện để đảm bảo chương trình diễn ra êm xuôi nhất có thể. Vai trò của họ rất linh hoạt và đôi khi còn phụ trách giải quyết cả những công việc giấy tờ thuần túy như lập kế hoạch chi tiết/điều phối công việc trong trường hợp có những thay đổi bất ngờ so với kịch bản. 

Nếu các thành viên trong team có vấn đề phát sinh, họ có thể trao đổi trực tiếp với Event Manager. Vai trò của người quản lý sự kiện là lắng nghe và giúp đỡ nhân viên, hướng dẫn để họ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong sự kiện.

Event Assistant – Trợ lý sự kiện

Người đảm nhiệm vị trí trợ lý sự kiện sẽ là người thực hiện những công việc hỗ trợ các công việc như thiết kế sự kiện, quảng cáo sự kiện, kinh doanh sự kiện, điều phối sự kiện, người thực hiện những công việc vặt giúp cho đạo diễn trong sự kiện… để giúp cho buổi sự kiện được diễn ra một cách thành công và tốt đẹp nhất

Choreographer – Biên đạo

Biên đạo là những người tham gia sáng tạo biên đạo ra những động tác cho những màn trình diễn nghệ thuật, kết nối các động tác với nhau sao cho tổng thể bài biểu diễn xuất sắc nhất, sau đó dạy lại cho những người biểu diễn thực hiện. 

Biên đạo là những người có đầu óc sáng tạo, nhanh nhẹn, nhiệt tình,… có nhiều kiến thức, kỹ năng những môn nghệ thuật khác nhau như khiêu vũ, kịch, múa,….

Artistic director – Chỉ đạo nghệ thuật

Art Director (Giám đốc nghệ thuật) là người chịu trách nhiệm về phong cách và hình ảnh trực quan trên các tạp chí, báo, sự kiện,… là những người liên kết với truyền thông. Họ tạo ra thiết kế tổng thể, chỉ đạo và giám sát đội ngũ phát triển các tác phẩm nghệ thuật hoặc bố cục.

Ticket sales manager – Điều hành bán vé

Điều hành bán vé là người có trách nhiệm giải quyết các công việc liên quan đến vé: Loại vé, thiết kế vé, in ấn, phân phối vé bán, các trang bán vé,…  là người hiểu thị trường vé, họ cần các kỹ năng rất đa dạng, phần lớn là để trao đổi với khán giả bởi để việc bán vé hiệu quả, họ phải giỏi kỹ năng thuyết phục và thương lượng

Catering Management – Quản lý dịch vụ ăn uốngtiec su kien

Quản lý dịch vụ ăn uống là người có các kiến thức quản lý nhà hàng, khách sạn trên phương diện văn hóa ẩm thực, bao gồm các công việc như: tổ chức hội nghị, yến tiệc, nghiên cứu văn hóa ẩm thực, tiến hành kế hoạch tiếp thị, nghiên cứu tâm lý khách hàng, các kỹ thuật tiếp thị, kỹ thuật nấu các món ăn Á – Âu,…

Người quản lý dịch vụ ăn uống có trách nhiệm trong việc chiêu đãi khách và đảm bảo khách hàng hài lòng về dịch vụ, đồ ăn, thức uống trong sự kiện. Vai trò ưu tiên hàng đầu của họ là cung cấp dịch vụ, trang trí các món ăn trong sự kiện, đáp ứng kỳ vọng của khách hàng về thực phẩm phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh cũng như chi phí cho phép. 

Quản lý và Điều phối sự kiện để quyết định ngân sách, đưa ra những lưu ý để bảo quản thực phẩm được tươi ngon, giữ lạnh cho những loại đặc biệt,… cho những sự kiện ẩm thực được tổ chức.

Lighting Operator – Lập trình ánh sáng

Lập trình ánh sáng là những người phụ trách phần ánh sáng cho sự kiện trong buổi tổng duyệt và setup sự kiện. Những người lập trình ánh sáng có đủ trang thiết bị cùng những ký hiệu riêng trong nghề để có thể giao tiếp, làm việc với nhau một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và hiệu quả.

Họ là những người có chuyên môn, chịu trách nhiệm ánh sáng cho tổng thể sự kiện từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chương trình.

Sound operator – Lập trình âm thanh

Đối với lập trình âm thanh cũng vậy, âm thanh-ánh sáng cho sự kiện là một phần rất quan trọng trong sự kiện. Đảm bảo các hoạt động trong sự kiện được diễn ra hoàn hảo thành công theo kế hoạch âm thanh có sẵn, để có thể điều chỉnh được âm thanh lên xuống, tạo được cảm xúc cho khán giả theo mạch sự kiện.

Trách nhiệm của họ là kiểm tra các thiết bị trước buổi diễn, set up và quản lý chúng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc chương trình. Với hệ thống thiết bị phức tạp, họ luôn luôn phải có mặt trong các buổi tổng duyệt để quen thuộc với kịch bản chương trình và đảm bảo những hiệu ứng âm nhạc, âm thanh được trình diễn hiệu quả.

Director – Đạo diễn

Đạo diễn sự kiện thường phải thực hiện khối lượng công việc khá đồ sộ. Để làm tốt một sự kiện đòi hỏi người đạo diễn phải có kiến thức rộng về nhiều mặt. Chẳng hạn kịch bản, kỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, quy trình thực hiện. Cùng với đó là phối hợp các bộ phận, trang trí sân khấu, âm thanh ánh sáng… 

Người muốn trở thành đạo diễn sự kiện cần có kinh nghiệm càng nhiều càng tốt trong lĩnh vực đạo diễn sân khấu. Sẽ lợi thế hơn nếu họ từng làm việc trong môi trường nghệ thuật. Cũng như cần có kỹ năng tốt trong việc quản lý dự án lớn. Đồng thời biết quản lý, phân công nhân sự hợp lý, hiệu quả. Đạo diễn sẽ là người chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo sự kiện diễn ra đúng kịch bản.

Administrator – Quản lý hành chính

Quản lý hành chính là những người quản lý thông tin con người, phân bổ nguồn lực tới những bộ phận làm việc hợp lí. Quản lý hành chính chịu trách nhiệm về tiền lương, các vấn đề liên quan đến quyền lợi và chính sách đãi ngộ dành cho nhân viên.

Production Manager – Quản lý sản xuất

Các Production Manager thường là người có khả năng tổ chức công việc xuất sắc để có thể xây dựng lịch trình sản xuất, giám sát quy trình tổ chức event sản xuất và đảm bảo hiệu quả tối ưu đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Quản lý sản xuất chú trọng nhiều hơn về vai trò chủ đạo, lãnh đạo, điều phối các nhân viên của mình. Vai trò quản lý thể hiện trên các khía cạnh về sản xuất sự kiện, cụ thể là về phần cứng chương trình. Cụ thể là:

Phân công nhiệm vụ các thành viên nhóm

Xem xét các quyết định lựa chọn các nuồn cung

Bố trí, điều khiển lắp đặt, bày trí

Tổng duyệt chương trình

Stage Manager (SM) – Quản lý sân khấusan khau

Quản lý sân khấu có trách nhiệm quản lý bao quát toàn bộ sân khấu và điều hành nhân sự thuộc khu vực này. Đồng thời, vai trò của họ cũng vô cùng linh hoạt: điều khiển các buổi thử giọng, tổng duyệt kỹ thuật và tổng duyệt chương trình cùng với Đạo diễn và Quản lý sản xuất

Set Designer – Thiết kế sân khấu

Thiết kế sân khấu làm việc cùng với Quản lý sản xuất về ngân sách cũng như các yêu cầu an toàn để từ đó thiết kế hình ảnh, chi tiết kỹ thuật của các đạo cụ, bối cảnh và nội thất trên sân khấu. Họ tạo ra các mô hình thu nhỏ, cung cấp bản vẽ kỹ thuật và yêu cầu về chất liệu để đưa xuống cho ê kíp sản xuất biến các hình ảnh trên bản vẽ trở thành thực tế. Họ cũng là bộ phận kiểm soát chất lượng của quá trình sản xuất.

Master Carpenter – Sản xuất đạo cụ

Người sản xuất đạo cụ chịu trách nhiệm sản xuất theo yêu cầu của Thiết kế sân khấu. Các đạo cụ cần đạt được chất lượng tốt và an toàn, phù hợp với các điều kiện biểu diễn trong thực tế.

Scenic Painter – Họa sỹ sân khấu

Họa sỹ sân khấu có trách nhiệm trang trí cho các đạo cụ, bối cảnh trên sân khấu, đảm bảo các nguyên liệu sơn, vẽ, trang trí được sử dụng an toàn và phù hợp cho các diễn viên biểu diễn.

Props Master – Quản lý đạo cụ

Người quản lý đạo cụ có trách nhiệm trong toàn bộ các công đoạn từ cung cấp nguyên liệu, sản xuất và giao các đạo cụ hoàn chỉnh cho ê kíp, đồng thời đảm bảo các hạng mục này được sản xuất không vượt quá mức ngân sách cho phép. Họ cũng phải duy trì tình trạng tốt nhất của các đạo cụ cho quá trình thực hiện chương trình. Điều này là vô cùng quan trọng bởi chúng sẽ đảm bảo cho sự an toàn của các diễn viên cũng như chương trình, đặc biệt đối với các màn biểu diễn quy mô lớn hoặc có yếu tố mạo hiểm.

Lighting Designer – Thiết kế ánh sáng

Thiết kế ánh sáng là người tiếp tục phát triển các ý tưởng tổng quan của lập trình ánh sáng để biến chúng thành hiện thực. Họ quyết định các loại đèn, thiết bị chiếu sáng thích hợp sẽ được sử dụng, setup vị trí các đèn, thiết bị phụ trợ, hiệu ứng và các thiết bị chuyên dụng khác cần có để đạt được hiệu ứng mong muốn. Họ đảm bảo chất lượng ánh sáng tốt nhất khi chương trình diễn ra.

Chief LX (electrician) – Quản lý hệ thống điện

Phụ trách điều hành hệ thống điện và duy trì tình trạng ổn định của các thiết bị điện. Họ bố trí, kiểm tra và hướng dẫn cho các nhân viên vận hành nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động tốt, an toàn trong toàn bộ chương trình

Sound Designer – Thiết kế âm thanh

Thiết kế âm thanh là người tiếp tục phát triển các ý tưởng tổng quan của lập trình âm thanh để biến chúng thành hiện thực. Họ quyết định các bản nhạc, các bài hát, loại nhạc,.. sử dụng trong mỗi khoảnh khắc sự kiện được sử dụng, thời gian sử dụng, nhạc cụ đệm,… phối hợp với ánh sáng phù hợp. Thiết lập thành một bản kế hoạch âm thanh sự kiện chi tiết, đảm bảo diễn tả tốt nhất khoảnh khắc trong mỗi sự kiện, đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất khi chương trình diễn ra.

Sound Technician – Kỹ thuật âm thanh

Là bộ phận chịu trách nhiệm điều chỉnh âm thanh sao cho phù hợp khi sự kiện diễn ra, đảm bảo âm thanh cho mỗi hoạt động sự kiện được diễn ra theo tiến trình. Họ chịu trách nhiệm quản lý thiết bị âm thanh, kiểm tra điều chỉnh,… kịp thời xử lý khi có rủi ro không may xảy ra. 

Họ cũng có nhiệm vụ đặt mua các thiết bị âm thanh phù hợp và sản xuất các hiệu ứng âm thanh cần thiết cho quá trình sản xuất.

Costume Designer – Thiết kế phục trang

Thiết kế phục trang làm việc với Đạo diễn và Thiết kế ánh sáng để sáng tạo ra các hình ảnh và phong cách thiết kế chủ đạo của các trang phục biểu diễn. Họ sẽ cung cấp các bản vẽ thiết kế và mẫu vải, mẫu nguyên vật liệu cho người giám sát sản xuất phục trang để hiểu rõ về thiết kế và tiến hành công đoạn may đo, chuẩn bị các phụ kiện cần thiết.

Wardrobe Supervisor – Giám sát sản xuất phục trang

Giám sát sản xuất phục trang có trách nhiệm điều hành công việc của phòng sản xuất phục trang, đặt may, giao các trang phục đúng hạn, hướng dẫn nhân viên cách bảo quản, cách thay trang phục và phụ kiện đi kèm cho diễn viên nhanh chóng và chính xác nhất. Họ cũng cần đảm bảo cho sự thoải mái và thuận tiện của người biểu diễn khi mặc trang phục.

Dressers/maintenance – Nhân viên phục trang

Họ có trách nhiệm thay đổi phục trang trong các các buổi tổng duyệt và trong sự kiện chính thức. Họ đảm bảo các diễn viên biểu diễn được hỗ trợ trong những tình huống khó khăn liên quan đến trang phục biểu diễn hoặc quá trình thay đồ. Họ cũng bảo đảm các trang phục ở trong tình trạng hoàn hảo nhất khi xuất hiện trước mặt khán giả.

Front of House/Box Office Manager – Quản lý khu vực

Có trách nhiệm quản lý khu vực khán phòng (đối với nhà hát), các gian hàng, quầy bar xung quanh khu vực tổ chức sự kiện. Họ đảm bảo các khách mời tham dự được an toàn và thoải mái trong sự kiện.

Marketing/Publicity Manager – Quản lý Marketing/Quảng bá sự kiện28 vị trí trong tổ chức sự kiện tiếng anh là gì?

Họ phụ trách công việc quảng bá và nâng cao hình ảnh của đơn vị tổ chức sự kiện. Họ sản xuất các tờ rơi, poster, các ấn phẩm quảng cáo và thực hiện phân phát chúng. Họ cũng làm việc với các cơ quan báo chí và quản lý hình ảnh trong các hoạt động quay phim, chụp hình tư liệu cho chương trình (với sự đồng ý của Quản lý sân khấu). Cùng với người Chỉ nghệ thuật và Điều phối sự kiện, họ cũng đồng thời tham gia quá trình kêu gọi các khoản tài trợ để gia tăng lợi nhuận (doanh thu) của sự kiện.

Trên đây là 28 vị trí trong tổ chức sự kiện mà Tổ chức sự kiện Bsg tổng hợp lại, hi vọng sẽ mang lại được những thông tin hữu ích cho các bạn. Từ đó, giúp các bạn hiểu thêm về những việc làm tương ứng với những vị trí trong ngành tổ chức sự kiện, giúp bạn có những cái nhìn khách quan hơn.

LIÊN HỆ TƯ VẤN MIỄN PHÍ:

CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG BSG VIỆT NAM  
Tổ chức sự kiện – Teambuilding – Tiệc sự kiện
Đường dây nóng: 0902.04.66260987.81.2626
Địa chỉ: Số 56/337 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội
Mail: truyenthongbsg@gmail.com

error: Content is protected !!
1
Bạn cần hỗ trợ?